Quy trình sản xuất giống cá Bống Tượng

Oxyeleotris mamoratus Bleeker )

  1. Tuyển chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ
  • Tiêu chuẩn cá bố mẹ: Phân biệt đực cái bằng cách quan sát cơ quan sinh dục. Cơ quan sinh dục cái hình cữ V, khi thành thục có màu hồng. Cơ quan sinh dục đực hình tam giác nhỏ và màu sậm hơn màu của bụng. Thu gom cá bố mẹ từ các điểm đang nuôi thương phẩm,  ngoại hình cân đối, không xây xát, thương tật và khỏe mạnh. Trọng lượng trung bình 350-500g/con.

        Hình  1. Phân biệt cá bống tượng đực và cái. 

 

 Nuôi vỗ cá bố mẹ: Mật độ thả 1kg cá/3 – 10m2, tỷ lệ đực cái: 1/1.

  • Điều kiện môi trường: Nguồn nước trong sạch không bị nhiễm bẩn, độ mặn 0‰, pH 6,5-7, DO > 4 mg/l.
  • Khẩu phần thức ăn hàng ngày 5% thể trọng, thành phần tốt nhất là tép bò . Thời gian nuôi vỗ tuỳ thuộc vào mức độ thành thục cá bố mẹ thu gom.
  • Kéo cá bố mẹ bằng lưới chuyên dùng, vận chuyển trong các thùng mút ở nhiệt độ 24-250C, có sục khí. Kiểm tra sự phát dục của cá bằng cách nhìn cơ quan sinh dục và bụng cá cái. Cá cái phát dục tốt có cơ quan sinh dục màu hồng, có bụng lớn và sờ vào thấy mềm. Cá đực nuôi cùng thời gian với cá cái sẽ tham gia sinh sản được khi cá cái phát dục.
  1. Phương pháp cho đẻ tự nhiên trong ao

Tiến hành lắp đặt giá thể phù hợp bằng các viên gạch tàu để làm tổ đẻ cho cá. Cá cái và cá đực tìm các tổ để đẻ trứng dính vào mặt trong của giá thể.

Hình  2. Gạch tàu làm giá thể với trứng cá bám trên bề mặt. 

  1. Phương pháp cho đẻ trong bể cement

Lựa chọn cá bố mẹ phát dục tốt, tiêm kích dục tố HCG liều lượng 2.000UI/kg cá cái và bằng 50% cá cái cho cá đực, thả cá vào bể ciment với tỷ lệ đực cái  là 1:1, thành bể có lắp đặt tổ bằng 2 viên gạch tàu. Sau thời gian hiệu ứng 48-56 giờ, cá tự vật đẻ và trứng sẽ  bám đều ở mặt trong của viên gạch nghiêng góc 450. Tổ phân bố đều trên giá thể dạng những vòng tròn đồng tâm và nằm sát nhau.

  1. Phương pháp ấp trứng

Thu gom các giá thể có trứng bám,  ấp trong thau nhựa 30 lít để dễ thao tác. Mỗi tổ ấp trong một thau, nguồn nước trong sạch, không bị nhiễm bẩn và đã xử lý lắng tự nhiên 2-3 ngày trước đó, độ mặn 0 - 3‰, pH 6,5-7, DO > 4 mg/l. Khi ấp sục khí nhẹ và liên tục nhằm duy trì hàm lượng oxy phù hợp cho nhu cầu của cá.  Thông thường ở nhiệt độ 28-32oC sau 36 giờ trứng nở thành cá bột. Thời gian nở có thể ngắn hơn hoặc có thể dài hơn.

  1. Ương nuôi cá bột:
  • Cá mới nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng, sau 3 ngày tuổi bắt đầu ăn thức ăn và chuyển sang ương theo  2 hình thức sau:

         Bể composite 3m3 - 4m3/bể, mực nước ban đầu 50-60cm, sau đó nâng lên 80-90cm. Mật độ ương 2,5 - 3 con/lít, có sục khí. Sử dụng nước ao bơm vào bể qua túi lọc bằng vải. Có pha thêm nước mặn để độ mặn khoảng 3%0.
         Ương trong các ao đất có lót bạt,  mực nước ban đầu 50-70cm, sau đó nâng lên 80-90cm. Nước sử dụng như nước trong bể composite. Mật độ ương 0,5-0,75con/lít, có sục khí. Cung cấp thức ăn cho ấu trùng như dưới đây.

  • Thức ăn của cá bột.

        Trong 3 ngày tuổi: không cho ăn, cá sống bằng noãn hoàng.
         Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 11: cho ăn rotifer có bổ sung Artemia bung dù, lòng đỏ trứng luộc chín và bột đậu nành. Mật độ rotifer và Artemia bung dù 10-15con/ml, rotifer chiếm 80% và Artemia bung dù chiếm khoảng 20%. Bột đậu nành 2g/10.000cá/ngày. Lòng đỏ trứng 0,7-1 cái/10.000con/ngày.
Từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 25: cho ăn moina có bồ sung ấu trùng Artemia, lòng đỏ trứng luộc chín và bột đậu nành. Bột đậu nành tăng dần từ 5-10g/10.000con/ngày. Lòng đỏ trứng 2 cái/10.000con/ngày. Moina và ấu trùng Artemia tăng dần từ 15-30con/ml, tỷ lệ mỗi thứ chiếm 50%.
Từ ngày 26 trở đi: cho cá ăn trùn chỉ. Lượng trùn chỉ cho ăn ban đầu 250g/10.000con/ngày, sau đó tăng dần đến ngày thứ 45 số lượng trùn chỉ là 750g/10.000con/ngày.
Tất cả thức ăn cho cá trong ngày chia làm 2 lần, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi chiều.

  1. Chế độ quản lý nước: định kỳ thay nước 3 ngày/lần, mỗi lần 30÷50%.
  2. Trị bệnh: Khi phát hiện cá bị nấm (dấu hiệu cong thân) thì sử dụng Shrimp favour 1ppm trong bể ương để diệt nấm trị bệnh cho cá.

Hình  3. Cá Bống tượng 3-4cm sau 45 ngày ương 
 

 
 
 

  1. Gây nuôi tảo Chlorella sp:
  • Sử dụng tảo Chlorella sp thuần chủng từ các phòng lưu giữ tảo, nuôi  tăng sinh khối trong các bình tam giác 20-30ml và chuyển sang 20 lít trong phòng thí nghiệm với môi trường Conway (Walne,1974). Sau đó chuyển sang các bể 1-5m3, nuôi ngoài trời. Thông thường sau 3-5 ngày từ khi đưa tảo vào bể ương thì mật độ tảo có thể đạt 106tb/ml, có thể tiến hành thu hoạch để cung cấp thức ăn cho luân trùng (rotifer).
  1. Nuôi luân trùng(rotifer), nở trứng Artemia và gây màu tạo thức ăn tự nhiên trong ao lót bạt
  • Sử dụng loài Brachionus sp (SS Type) có kích thước từ 130-250µm.  Tiến hành cấy luân trùng mật độ 10ct/ml trong các bể composite 1-5m3 bằng  dung dịch tảo chlorella mật độ 105 tb/ml. Hàng ngày bổ sung thêm tảo chlorella cung cấp thức ăn cho luân trùng. Sau 7-8 ngày nuôi, luân trùng có thể đạt mật độ 100-200ct/ml tiến hành thu hoạch cung cấp cho các bể composite ương cá bống tượng mới nở.
  • Cho nở trứng Artemia: sử dụng trứng Artemia dòng SFB VC có đường kính trứng 230µm cho nở trong các thùng nhựa có sục khí, mật độ 0,75g trứng khô/lít. Sau 14-16 giờ thì Artemia bắt đầu bung dù sử dụng cung cấp cho các bể ương cá bống tượng mới nở.
  • Gây màu trong các ao đất có lót bạt: Lấy nguồn nước sạch vào các ao xả bỏ 2-3 lần, sau đó lấy nguồn nước sạch vào ao qua túi lọc,  sử dụng bột cá 5kg/100m2 bón vào ao 3-5 ngày, từ ngày thứ 5 tiến hành bổ sung thêm luân trùng đã gây nuôi và hàng ngày bón bột đậu nành 2-3kg/100m2. Sau 14 ngày gây màu kể từ ngày lấy nước vào có thể sử dụng những ao này để ương cá bống tượng mới nở.

Nguồn: http://www.tomvn.org.vn/